logo-doanlogo-bo-khcn
title

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trẻ tài năng Quốc gia, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2003 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng nhằm phát hiện, tôn vinh tài năng trẻ Việt Nam (không quá 35 tuổi tính đến năm xét trao giải) đang học tập, nghiên cứu và làm việc ở trong hoặc ngoài nước có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ, góp phần phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Giải thưởng được trao hằng năm, mỗi năm có tối đa 10 cá nhân được nhận Giải thưởng.

  • Từ năm 2003-2010: Giải thưởng được Trung ương Đoàn sáng lập vào năm 2003 với tên gọi “Giải thưởng Công nghệ thông tin Thanh niên mang tên Quả Cầu Vàng” vinh danh 10 tài năng trẻ có thành tích xuất sắc nhất toàn quốc trong lĩnh vực CNTT nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT và phát huy vai trò xung kích, tiên phong của thanh niên Việt Nam trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Từ năm 2011-2015: đổi tên là Giải thưởng Khoa học Kỹ thuật Thanh niên mang tên Quả Cầu Vàng và mở rộng thành 4 lĩnh vực xét giải thưởng: Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ Y- dược, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường.
  • Từ năm 2016-2020, đổi tên là Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng và mở rộng thành 5 lĩnh vực xét giải thưởng: Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ Y- dược, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Môi trường và Công nghệ Vật liệu mới.
  • Từ năm 2021, đổi tên gọi thành Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng và sửa đổi, bổ sung, mở rộng các ngành trong 5 lĩnh vực xét giải thưởng: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; Công nghệ Y- dược; Công nghệ Sinh học; Công nghệ Môi trường và Công nghệ Vật liệu mới.

Đến năm 2023, đã có 204 cá nhân xuất sắc trong và ngoài nước được nhận Giải thưởng, trong đó: Công nghệ thông tin, chuyển đổi Số và tự động hóa (109 cá nhân); Công nghệ Y- dược (31 cá nhân); Công nghệ Sinh học (19 cá nhân); Công nghệ Môi trường (30 cá nhân) và Công nghệ Vật liệu mới (15 cá nhân)

Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu (Centre for Applied Data Science and Artficial Intelligence - CADA), ĐHKTQD là đơn vị đồng hành của Giải thưởng.

Quy chế xét thưởng
Quy chế Giải thưởng ban hành theo Quyết định số 1186-QĐ/TWĐTN-KHCN ngày 19/8/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
Đăng ký
Đăng ký tham gia hệ thống bằng việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký, khai các thành tích cá nhân và chờ hệ thống xét duyệt.
Hướng dẫn đăng ký
Vui lòng ấn vào Chi tiết bên dưới để xem hướng dẫn sử dụng

Một số gương mặt Quả Cầu Vàng tiêu biểu

Công tác tại các cơ quan bộ ngành, địa phương
PGS. TS. Bùi Thế Duy
(QCV2006)
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
NGUYỄN HUY DŨNG
(QCV2010)
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
PGS.TS. Hoàng Minh
(QCV2003)
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
TS. Trần Quang Tuấn
(QCV2008)
Phó Cục trưởng Cục năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ
PGS.TS. Nguyễn Như Sơn
(QCV2004)
Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
TS. Phạm Anh Chiến
(QCV2003)
Phó giám đốc Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số Đài truyền hình Việt Nam (VTV Digital)
TS. Hoàng Minh Cường
(QCV2004)
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng
Nguyễn Thị Kim Hoa
(QCV2009)
Phó Ban Khoa Giáo, Đài truyền hình Việt Nam
TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hà
(QCV2013)
Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Trung ương
Ngô Minh Long
(QCV2011)
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang
Công tác tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu
PGS. TS. Phạm Bảo Sơn
(QCV2007)
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Nguyễn Trường Thắng
(QCV2008)
Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
PGS.TS. Phùng Trung Nghĩa
(QCV2008)
Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên
PGS.TS. Tạ Hải Tùng
(QCV2013)
Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội
PGS. TS. Trần Minh Triết
(QCV2009)
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS. Cao Tuấn Dũng
(QCV2011)
Phó Hiệu trưởng, Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
GS.TS. Lê Văn Cảnh
(QCV2013)
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
PGS.TS. Trần Đình Phong
(QCV2016)
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
GS.TS. Nguyễn Đại hải
(QCV2018)
Phó Viện trường Viện Công nghệ hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nguyễn Trung Kiên
(QCV2004)
Viện trưởng Viện công nghệ thông tin và Truyền Thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viên thông
GS.TS. Hoàng Văn Sâm
(QCV2011)
Trưởng Phòng Hợp tác Quốc Tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp
TS. Tống Văn Hải
(QCV2012)
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Hỗ trợ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
PGS.TS. Trương Quốc Phong
(QCV2014)
Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội
GS.TS. Trần Xuân Bách
(QCV2017)
Phó Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
PGS.TS. Võ Thanh Sang
(QCV2020)
Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp tiên tiến, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo
(QCV2015)
Chánh văn phòng, Trưởng nhóm Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn
(QCV2015)
Viện trưởng viện phát triển nguồn lực, Trường Đại học Trà Vinh
PGS.TS. Vòng Bính Long
(QCV2018)
Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Dại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS. Đào Sỹ Đức
(QCV2018)
Phó trưởng Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
TS.BS. Đào Văn Tú
(QCV2020)
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K Hà Nội
PGS.TS. Đoàn Lê Hoàng Tân
(QCV2020)
Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS.BS. Đào Việt Hằng
(QCV2021)
Chủ tịch mạng lưới Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu, Phó Giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
TS.BS. Ngô Quốc Duy
(QCV2023)
Phó trưởng Khoa ngoại Đầu cổ, Bệnh viện K
TS. Phạm Huy Hiệu
(QCV2023)
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Thông minh VinUni-Illinois, Trường Đại học VinUni
Lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp khoa học công nghệ
Nguyễn Hòa Bình
(QCV2003)
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech
Nguyễn Thế Trung
(QCV2007)
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT
Lê Nguyễn Hồng Phương
(QCV2010)
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty CP BIT Group
Tô Thị Nhã Trầm
(QCV2011)
Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Cây giống Việt Nam
Đàm Thị Lan
(QCV2013)
Giám đốc Công ty CP Năng lượng và Môi trường Bách khoa Hà Nội
Lê Yên Thanh
(QCV2013)
Tổng Giảm đốc Phenikaa MaaS Technology JSC
Lê Anh Tiến
(QCV2015)
Đồng sáng lập và CEO Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam
Hồ Xuân Vinh
(QCV2021)
Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu
Công tác tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu ở nước ngoài
TS. Trịnh Kiều Thế Loan
(QCV2018)
Trợ lý Giáo sư Khoa Công nghệ Sinh học Nano, Trường Đại học Gachon, Hàn Quốc
TS. Đinh Ngọc Thạnh
(QCV2019)
Giáo sư tập sự, Khoa công nghệ thông tin - Truyền Thông, Đại học Soongsil, Hàn Quốc
TS. Nguyễn Hoàng Chinh
(QCV2020)
Đại học Deakin, Australia
TS. Đặng Đức Huy
(QCV2020)
Giáo sư trợ lý, Đại học Trent, Canada

QUY CHẾ XÉT THƯỞNG

(Theo Quy chế Giải thưởng ban hành theo Quyết định số 1186 -QĐ/TWĐTN-KHCN ngày 19/8/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
1. Đối tượng 

Giải thưởng xét trao cho các cá nhân là công dân Việt Nam không quá 35 tuổi (tính đến ngày 31/12 của năm xét trao giải) đang học tập, nghiên cứu, làm việc ở trong hoặc ngoài nước.

2. Tiêu chuẩn

2.1. Tiêu chuẩn chung 

- Có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, làm việc; có công trình nghiên cứu, giải pháp khoa học công nghệ nổi bật, có giá trị khoa học cao; có ý tưởng sáng tạo được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

- Có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật, chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và nước sở tại (đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài); có ý chí vươn lên trong học tập, công tác; có uy tín và ảnh hưởng tốt trong thanh thiếu nhi và cộng đồng.

- Ưu tiên, khuyến khích người dân tộc thiểu số, người khuyết tật; các cá nhân vừa là nhà khoa học, nhà sáng chế vừa là lãnh đạo chủ chốt các tổ chức KHCN, doanh nghiệp, tiên phong trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo ra các giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cao trên thị trường và có đóng góp tích cực, tiêu biểu cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2.2. Tiêu chuẩn trong lĩnh vực cụ thể

Cá nhân được trao tặng Giải thưởng phải đáp ứng ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau đây:

* Lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa 

- Là tác giả bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc sáng chế đã được áp dụng thành công trong thực tế.

- Là tác giả các công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước, các báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học chuyên ngành uy tín quốc gia, quốc tế. 

- Chủ trì, đồng chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa đã nghiệm thu đạt yêu cầu. Ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ số: trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, công nghệ phân tích dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên, điện toán lượng tử; công nghệ mạng thế hệ sau; thực tại ảo, thực tại tăng cường, thực tại trộn; công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng; bản sao số; công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất; nông nghiệp chính xác; robot tự hành, robot cộng tác, phương tiện bay không người lái, phương tiện tự hành dưới nước, điều khiển học kỹ thuật, điều khiển học tự động, cơ điện tử, đo lường và cảm biếm, kỹ thuật robot,...

- Là người sáng lập/điều hành dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ triển vọng thu hút được đầu tư từ Nhà nước hoặc các Quỹ đầu tư có uy tín mang lại hình ảnh, thương hiệu Make in Vietnam.

- Đoạt giải cao trong các kỳ thi công nghệ thông tin, tự động hóa quốc tế uy tín. Đạt các giải thưởng/huy chương/bằng khen các cuộc thi uy tín cấp quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa.

- Là tác giả chủ biên các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo chuyên ngành công nghệ thông tin đã được các nhà xuất bản uy tín trong hoặc ngoài nước phát hành; có thành tích xuất sắc trong tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa.

* Lĩnh vực Công nghệ y - dược

- Là tác giả bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong lĩnh vực công nghệ y - dược hoặc các sáng chế đã được áp dụng triển khai rộng rãi trong dự phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, tiết kiệm chi phí hoặc giúp sàng lọc, phát hiện sớm, cải thiện hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Là tác giả các công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước; các báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học chuyên ngành uy tín quốc gia, quốc tế.

- Chủ trì, đồng chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ y - dược đã nghiệm thu đạt yêu cầu.

- Đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế uy tín, đạt các giải thưởng/huy chương/bằng khen các cuộc thi uy tín cấp quốc gia trong lĩnh vực công nghệ y - dược.

- Là tác giả chủ biên các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo hoặc chương sách chuyên ngành công nghệ y - dược đã được các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước phát hành; có thành tích xuất sắc trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ y - dược.

* Lĩnh vực Công nghệ sinh học

- Là tác giả bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong lĩnh vực công nghệ sinh học hoặc sáng chế đã được áp dụng thành công trong thực tế.

- Là tác giả các công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước; các báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học chuyên ngành uy tín quốc gia, quốc tế.

- Chủ trì, đồng chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã nghiệm thu đạt yêu cầu. Ưu tiên các đề tài nghiên cứu, các giải pháp đã được ứng dụng có hiệu quả trong lĩnh vực sinh học tổng hợp (kỹ thuật tạo mô động vật và nuôi cấy mô thực vật), công nghệ thần kinh, công nghệ tế bào (tế bào gốc, tế bào động vật, tế bào thực vật), công nghệ enzyme và protein, công nghiệp thực phẩm, công nghệ  vi sinh, tin sinh học, nano sinh học, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gen (di truyền và chọn giống), công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, chẩn đoán sinh học, vật liệu y sinh, chip sinh học và cảm biến sinh học, nhiên liệu sinh học,…

- Đoạt giải cao trong các cuộc thi sinh học quốc tế uy tín. Đạt các giải thưởng/huy chương/Bằng khen các cuộc thi uy tín quốc gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

- Là tác giả chủ biên các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo chuyên ngành công nghệ sinh học đã được các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước phát hành; có thành tích xuất sắc trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

* Lĩnh vực Công nghệ môi trường

- Là tác giả bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong lĩnh vực công nghệ môi trường hoặc sáng chế đã được áp dụng thành công trong thực tế.

- Là tác giả các công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước; các báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học chuyên ngành uy tín quốc gia, quốc tế.

- Chủ trì, đồng chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ môi trường đã nghiệm thu đạt yêu cầu. Ưu tiên các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực môi trường: xỷ lý ô nhiễm  môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường; các giải pháp năng lượng tái tạo và ứng phó với biến đổi khí hậu; các phát hiện, sáng kiến, giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tài nguyên thiên nhiên,...

- Đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế uy tín về môi trường. Đạt giải thưởng/huy chương/bằng khen các cuộc thi uy tín cấp quốc gia trong lĩnh vực công nghệ môi trường.

- Là tác giả chủ biên các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo chuyên ngành công nghệ môi trường đã được các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước phát hành; có thành tích xuất sắc trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ môi trường.

* Lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới

- Là tác giả bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới hoặc sáng chế đã được áp dụng thành công trong thực tế.

- Là tác giả các công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước; các báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học chuyên ngành uy tín quốc gia, quốc tế. 

- Chủ trì, đồng chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới đã nghiệm thu đạt yêu cầu. Ưu tiên các đề tài nghiên cứu ứng dụng: các công nghệ chế tạo vật liệu có tính năng đặc biệt (hợp kim, vật liệu polyme, vật liệu compozit, vật liệu nanocompozit, vật liệu xốp) sử dụng trong công nghiệp quốc phòng, công nghiệp chế tạo, xây dựng, giao thông, xử lý ô nhiễm môi trường, chuyển hóa năng lượng, chăm sóc sức khỏe, tạo ra các giá trị sản phẩm và dịch vụ cao trên thị trường; các công nghệ chế tạo vật liệu điện tử và quang tử trong các mô - đun, thiết bị của hệ thống viễn thông, kỹ thuật điện và tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là vật liệu cáp quang; vật liệu chuyển hóa và tích trữ năng lượng; vật liệu quang điện tử - quang tử và vật liệu biến hóa; công nghệ chế tạo vật liệu nano, thiết bị nano, vật liệu y sinh tiên tiến sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, y - dược, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh,…

- Đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế uy tín về vật liệu mới. Đạt giải thưởng/huy chương/bằng khen các cuộc thi uy tín cấp quốc gia trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

- Là tác giả chủ biên các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo chuyên ngành công nghệ vật liệu mới đã được các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước phát hành; có thành tích xuất sắc trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

3. Hình thức giải thưởng

Mỗi cá nhân đạt Giải thưởng sẽ được nhận:

- Huy hiệu “Tuổi trẻ Sáng tạo” của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

- Giấy chứng nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 

- Biểu trưng Giải thưởng;

- Phần thưởng bằng tiền mặt tối thiểu 20 triệu đồng;

- Các phần thưởng khác của đơn vị tài trợ, bảo trợ (nếu có).

4. Cơ cấu, số lượng Giải thưởng 

Giải thưởng được trao hàng năm, căn cứ vào số lượng và chất lượng các hồ sơ đề cử, Hội đồng Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng (gọi tắt Hội đồng Giải thưởng) sẽ đề xuất cụ thể số lượng giải cho từng lĩnh vực, từng đối tượng (đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh,...) trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định, nhưng tối đa không quá 10 giải thưởng.

5. Quyền lợi của cá nhân được nhận Giải thưởng

- Được nhận giải thưởng (theo Điều 6).

- Được ghi danh và lưu hồ sơ cá nhân trong Hệ thống Cơ sở dữ liệu Tài năng trẻ Việt Nam, được giới thiệu tham gia các sự kiện, diễn đàn tài năng trẻ hoặc một số hoạt động trong nước và quốc tế do Trung ương Đoàn và các bộ, ngành tổ chức.

- Được Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, tổ chức Đoàn các cấp, các bộ, ban, ngành liên quan hỗ trợ trong học tập, nghiên cứu và công tác.

- Mỗi cá nhân chỉ được nhận Giải thưởng một lần.

6. Nghĩa vụ của cá nhân được nhận Giải thưởng

- Tích cực tham gia, đóng góp nâng cao chất lượng, uy tín của Giải thưởng và là hạt nhân nòng cốt trong các phong trào, các hoạt động tài năng trẻ của Đoàn Thanh niên các cấp. 

- Có trách nhiệm tham gia, đóng góp xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đoàn đối với công tác phát hiện, bồi dưỡng, phát huy Tài năng trẻ Việt Nam.  

7. Quy định xử lý các trường hợp vi phạm

Sau khi nhận Giải thưởng, nếu phát hiện các nhân được nhận Giải thưởng vi phạm quy chế Giải thưởng (làm giả tài liệu, khai báo không đúng thành tích, thành tích có dấu hiệu sai phạm về liêm chính khoa học do cơ quan chuyên môn xác nhận, có hành vi gian lận trong quá trình bầu chọn trực tuyến hoặc gây ảnh hưởng tới tính minh bạch và chất lượng của Giải thưởng...), đơn vị thường trực Giải thưởng sẽ đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định tước bỏ danh hiệu Giải thưởng và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Công tác xét chọn Giải thưởng

8.1. Triển khai Giải thưởng

- Hàng năm, đơn vị Thường trực Giải thưởng có trách nhiệm gửi Quy chế và các văn bản hướng dẫn triển khai tới các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc; các bộ, ngành, các viện, trường học, cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp uy tín trên phạm vi toàn quốc; Đại sứ quán, Ban Cán sự Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài và đăng trên Cổng thông tin điện tử Tài năng trẻ Quốc gia (http://tainangviet.vn/).

- Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Trung tâm Truyền hình Thanh niên, Ban Phát thanh Thanh thiếu nhi và các cơ quan báo chí của hệ thống Đoàn có trách nhiệm lên kế hoạch truyền thông cho giải thưởng.

- Các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, giới thiệu và hướng dẫn các cá nhân được giới thiệu đăng ký hồ sơ tham dự Giải thưởng; đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương, ngành tổ chức tuyên truyền về Giải thưởng và các gương mặt tài năng trẻ tham dự Giải thưởng. 

- Đơn vị thường trực Giải thưởng tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện và tổng hợp hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng.

8.2. Đăng ký tham gia Giải thưởng  

Ứng viên đăng ký tham gia Giải thưởng bằng hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Tài năng trẻ Quốc gia (http://tainangviet.vn/). Các tài liệu, thông tin cần cung cấp trên hệ thống đăng ký gồm:

- Công văn của cơ quan, đơn vị đề cử, giới thiệu (bản scan, có ký tên, đóng dấu). Cơ quan, đơn vị đề cử, giới thiệu bao gồm: tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc; Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường học, doanh nghiệp, cơ quan báo chí; Đại sứ quán Việt Nam hoặc Ban cán sự Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài (đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài); Đơn vị thường trực Giải thưởng trực tiếp đề cử. 

- Kê khai thành tích cá nhân và đính kèm bản scan thành tích cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (bản scan, có ký tên, đóng dấu).

- Bản scan các tài liệu chứng minh về thành tích, kết quả nghiên cứu, áp dụng thực tiễn như: bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; xác nhận, nhận xét, đánh giá về hiệu quả đạt được của các đơn vị áp dụng công trình và các bản đề - mô (demo), ảnh tư liệu, các hình ảnh chứng minh thành tích của cá nhân trong hoạt động và công tác của lĩnh vực đăng ký tham gia xét Giải thưởng.

- Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu, giải pháp công nghệ, sáng chế… trong lĩnh vực đăng ký xét Giải thưởng đã được thẩm định, nghiệm thu đánh giá.

- Video giới thiệu về cá nhân, các thành tích nổi bật, giá trị các nghiên cứu khoa học của ứng viên (không quá 2 phút).

- Ảnh chân dung ứng viên.

8.3. Hội đồng Giải thưởng 

- Hội đồng Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng (gọi tắt là Hội đồng Giải thưởng) là cơ quan tham mưu xét chọn Giải thưởng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định thành lập theo đề xuất của đơn vị thường trực Giải thưởng. 

- Hội đồng có nhiệm vụ xét chọn các cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong từng lĩnh vực trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn xem xét quyết định trao tặng Giải thưởng. 

- Hội đồng bao gồm những cán bộ quản lý, chuyên gia có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực xét giải thưởng và không đăng ký tham gia Giải thưởng năm đó. Hội đồng có cơ cấu như sau:

+ Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

+ Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Là đại diện lãnh đạo cấp vụ chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ. 

+ Các thành viên Hội đồng: Là đại diện các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực xét Giải thưởng và đại diện một số cơ quan truyền thông, nhà tài trợ.

8.4. Ban Thư ký Giải thưởng

- Ban Thư ký Giải thưởng là cơ quan tham mưu giúp việc cho Hội đồng Giải thưởng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định thành lập. Thành viên Ban Thư ký là các chuyên gia, nhà khoa học (không đăng ký tham gia Giải thưởng của năm đó) có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xét Giải thưởng do đơn vị thường trực Giải thưởng đề xuất.

- Ban Thư ký có nhiệm vụ phân loại, kiểm tra, rà soát hồ sơ và có báo cáo đề xuất trình Hội đồng Giải thưởng xem xét. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban thư ký do Trưởng Ban thư ký phân công. Ban Thư ký có thể được chia thành các tổ chuyên môn theo các lĩnh vực xét Giải thưởng. 

ĐƠN VỊ THƯỜNG TRỰC GIẢI THƯỞNG
ĐƠN VỊ THƯỜNG TRỰC GIẢI THƯỞNG
logo
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ
Center for Young Talents, Science and Technology (CYTAST)
Số 7 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
024 35772351
tainangviet.twd@gmail.com
http://tainangviet.vn
gmobile-logo
kiai-logo
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu (CADA), ĐHKTQD